Sự khác nhau giữa SIM vật lý và eSIM là gì?

Trong những năm gần đây, sự cải tiến của các loại hình SIM điện thoại cho phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, SIM vật lý và eSIM là những cái tên được chú ý nhiều nhất, khi hiện nay hầu hết các nhà mạng di động đều đã triển khai eSIM trên thiết bị di động của khách hàng. Cùng Gohub đặt 2 loại SIM này lên bàn cân so sánh nhé!

1. Ưu và nhược điểm của eSIM

    1.1 Ưu điểm

  • Kích thước nhỏ gọn

Hạn chế tối đa việc bám bụi hay các tạp chất len lỏi qua khe SIM vào phần cứng của điện thoại.

Không lo cháy SIM vì được lắp đặt sau bên trong máy, ít chịu tác động từ bên ngoài.

  • Công nghệ tiên tiến

eSIM có thể tích hợp đến 5 số thuê bao (Tuy nhiên, tại một thời điểm chỉ có thể sử dụng 1 số thuê bao, các thuê bao còn lại sẽ tắt).

  • Chuyển đổi dễ dàng: Bạn có thể chuyển đổi nhà mạng hay gói cước thông qua phần mềm mà không cần thông qua thẻ SIM
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất do loại bỏ khay đựng và que chọc SIM
  • Tiết kiệm không gian bên trong máy
  • Phù hợp với nhiều dòng máy, eSIM không bị lệch khỏi khay đựng gây ảnh hưởng đến sóng truyền
  • Tính bảo mật cao, tránh được nhiều vụ lừa đảo qua SIM điện thoại
Sim vật lý và eSim
eSIM

   1.2 Nhược điểm

  • Khi bạn mua điện thoại mới, với SIM vật lý chỉ cần tháo từ điện thoại cũ lắp sang điện thoại mới. Còn với eSIM bạn phải ra cửa hàng điện thoại hoặc chi nhánh hỗ trợ của nhà mạng, do eSIM được gắn trực tiếp vào bo mạch của thiết bị.
  • Việc chuyển dữ liệu trong eSIM như danh bạ, tin nhắn cũng cần phải có Internet.
  • Chưa phổ biến trên tất cả các dòng điện thoại

2. So sánh Sim vật lý và eSIM

    2.1 Mức sóng

SIM vật lý và eSIM có cách cài đặt hoàn toàn khác nhau: eSIM được kích hoạt thông qua mã QR còn SIM vật lý cần cài vào điện thoại qua khe cắm SIM. Tuy khác nhau về cách kích hoạt nhưng chất lượng sóng khi sử dụng eSIM và SIM thường là hoàn toàn giống nhau.

   2.2 Dung lượng bộ nhớ

  • SIM vật lý thường: Danh bạ của SIM 64K hay 128K có khả năng lưu trữ từ 250 đến 750 số điện thoại.
  • eSIM: Không hỗ trợ lưu danh bạ

  2.3 Thiết bị hỗ trợ

  • SIM vật lý: Đây là loại SIM phổ biến và thông dụng nhất hiện nay, sử dụng được trên hầu hết các dòng điện thoại với đủ các kích thước khác nhau.
  • eSIM: Hỗ trợ trên vài thiết bị nhất định, chủ yếu là những dòng máy ra mắt từ năm 2017 trở đi, có thể kể đến như: iPhone XS trở lên, các dòng điện thoại Samsung mới, cấu hình cao như Samsung Galaxy S20 trở lên.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết về dòng điện thoại hỗ trợ eSIM

Sim vật lý và eSim
SIM truyền thống

3. Có thể dùng song song 2 loại SIM không?

eSIM hiện đang hỗ trợ người dùng dùng 1 SIM với nhiều số khác nhau. Nhưng hiện tại nhiều thuê bao vẫn muốn có thêm 1 SIM vật lý để dễ quản lý, liên lạc hay là đăng ký các gói Internet khác nhau. Nếu điện thoại bạn có trang bị 2 SIM 2 sóng thì hoàn toàn có thể dùng song song eSIM và SIM vật lý.

Sim vật lý và eSim
Điện thoại 2 SIM 2 sóng hoàn toàn có thể dùng song song 2 loại SIM

Sau khi cài đặt eSIM thành công thì điện thoại bạn sẽ hiển thị 2 cột sóng: 1 cột sóng của eSIM và 1 cột SIM thường. Hai SIM hoạt động riêng biệt nên bạn có thể yên tâm liên lạc và giải trí qua 2 SIM. Tuy nhiên, khi bạn nghe cuộc gọi từ 1 SIM thì cái còn lại sẽ bị tắt, khi nào kết thúc cuộc gọi, SIM còn lại mới có thể hoạt động bình thường.

Vậy là Gohub đã giúp bạn làm rõ ưu và nhược điểm của eSIM , cũng như so sánh sự khác nhau giữa SIM vật lý và eSIM. Với sự phát triển của công nghê, eSIM có khả năng sẽ dần thay thế SIM truyền thống trên các thiết bị di động trong những năm sắp tới.